Bò Hoang Phố Cổ 82k Bách Việt CK55
Hoàn Tiền 100%
Trường hợp hàng giáĐược kiểm tra hàng
Mở hộp khi nhận hàngĐổi trả hàng miễn phí
Trong 30 ngày sau khi nhận- Thông tin sản phẩm
Công ty phát hành: Bách Việt Tác giả: Uông Triều Nhà xuất bản: NXB Văn học Năm xuất bản: 2019 Số trang: 218 Giới thiệu sách: Thông tin tác giả: Nhà văn Uông Triều, tên thật là Nguyễn Xuân Ban, sinh năm 1977. Vốn là một giáo viên dạy ngoại ngữ nhưng anh rẽ ngang để trở thành nhà văn chuyên nghiệp. Hiện tại, anh là biên tập tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Uông Triều xuất hiện trong làng văn như một sự thách thức với những làn ranh văn chương, những cách đọc và lối viết vốn đã định hình trước đó. Thông tin tác phẩm: Bò hoang phố cổ gồm 11 truyện ngắn, trong đó có truyện ngắn Bò hoang phố cổ được lấy cùng tên tác phẩm. Uông Triều viết về lịch sử không nhiều, nhưng khi đã viết thì lịch sử chính là một trong những mảng sáng tác đặc sắc nhất trong truyện của anh. Với những câu văn ngắn, cụt : “Chàng trai cầm sào đâm nát dòng sông. Gió bấc thổi mạnh. Rét buốt. Tô Định cao bốn thước rưỡi, râu quặp. Ông đồ mắt trợn trừng trừng. Vó ngựa tung hoành, máu đỏ nhuộm sắc đào, thẫm hơn vừng đông sắp tắt.” Truyện của anh gây ấn tượng, tạo dấu ấn mạnh mẽ đến người đọc. Các nhân vật trong Bò hoang phố cổ thường không có tên, bồ thì gọi là Bồ, sếp thì gọi là Sếp, vợ thì cứ gọi là Vợ. Điều đó mang đến cho câu chuyện một âm hưởng khách quan, người ta nhìn thấy tình cảnh của toàn xã hội chứ không riêng gì câu chuyện của một người. Phụ nữ cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu trong cuốn sách này, nhưng hình tượng người phụ nữ Uông Triều xây dựng không phải những cô tiểu thư đài các, lá ngọc cánh vàng mà là người phụ nữ thông minh, sắc sảo không kém phần mỏng manh khiến người ta không tài nào cưỡng nổi. Đọc Bò hoang phố cổ đôi khi mang lại cho ta cảm giác về một thế giới không có thực, những truyện ngắn của Uông Triều có khả năng vượt ra khỏi những giới hạn thông thường của sự diễn giải văn học, xuyên qua ranh giới của sáng tạo hư cấu thuần túy nhằm thể hiện những suy tư về bản chất của nghệ thuật, thể hiện khát khao phá bỏ những điển phạm cũ mòn mà quán tính văn học Việt nam chấp nhận từ lâu nay.