Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ 499k -AlphaBooks - AlphaBooks+ CK80
Hoàn Tiền 100%
Trường hợp hàng giáĐược kiểm tra hàng
Mở hộp khi nhận hàngĐổi trả hàng miễn phí
Trong 30 ngày sau khi nhận- Thông tin sản phẩm
Mã hàng | 8935270702427 |
---|---|
Tên Nhà Cung Cấp | Alpha Books |
Tác giả | Charles Édouard Hocquard |
Người Dịch | Thanh Thư |
NXB | NXB Đà Nẵng |
Năm XB | 2020 |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Trọng lượng (gr) | 620 |
Kích Thước Bao Bì | 24 x 16 cm |
Số trang | 604 |
Hình thức | Bìa Cứng |
Sản phẩm bán chạy nhất | Top 100 sản phẩm Lịch Sử - Địa Lý - Tôn Giáo bán chạy của tháng |
Ký sự hành trình Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) xuất hiện lần đầu, bằng tiếng Pháp, trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam.
Ngay từ bìa sách, Charles-Édouard Hocquard đã định danh mình là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy mà ông chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất có thể trong vai trò người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích.
Hành trình của Hocquard qua tám tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ; từ vùng châu thổ đến các bản làng miền núi, thị trấn đồng bằng; từ các con lộ đến đường mòn, các lối dọc ven sông; từ đồi trọc đến những cánh đồng lúa bát ngát. Là một bác sĩ, quân nhân, ông có điều kiện đi đó đây để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiến...
Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong 225 ảnh trên toàn cuốn sách thì có hơn 40% số lượng ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ... Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhân... Hocquard cũng dành một phần không nhỏ cho các nghi thức tôn giáo và tập tục (đám ma, thờ cúng tổ tiên...), giải trí (trò chơi, âm nhạc...).
Hocquard là con người hiếu kỳ, vì hiếu kỳ nên ông tự tìm tòi để nâng cao vốn hiểu biết. Vì khao khát hiểu biết và thích quan sát, cộng thêm tài năng của một chuyên gia nhiếp ảnh, Hocquard đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời và độc đáo.
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ:
Charles-Édouard Hocquard sinh ngày 15 tháng Một năm 1853 tại Saint-Nicolas du Port, tỉnh Meurthe (nay là Meurthe-et-Moselle, Pháp), theo học và lấy bằng tiến sĩ tại viện quân y Val-de-Grâce. Trải qua các công việc tại bệnh viện quân y Lyon, trung đoàn kỵ binh, bộ binh, bệnh viện nhiệt trị Bourbonne-les-Bains, bác sĩ quân y trong chiến dịch Bắc kỳ (Việt Nam)... Ông qua đời tại Lyon (Pháp) vào ngày 11 tháng Một năm 1911.
Một số công trình chính:
Iconographie photographique appliquée à l’ophtalmologie (Hình ảnh ứng dụng trong nhãn khoa, 1881)
Effets du traitement hydro-minéral à Bourbonne-les-Bains (Các hiệu quả của trị liệu bằng nước khoáng tại bệnh viện Bourbonne-les-Bains, 1887)
L’Expédition de Madagascar, journal de campagne (Cuộc viễn chinh Madagascar, ký sự chiến dịch, 1897)
Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ, 1892)
THÔNG TIN THÊM
- Ai phù hợp với tác phẩm này?
Độc giả phổ thông, quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt nói chung và ở Bắc kỳ nói riêng.
- Điểm nổi bật của cuốn sách:
Đây là một trong những cuốn sách có số lượng tranh ảnh lớn nhất về Việt Nam đã từng in, không chỉ đặc sắc về hình ảnh, nội dung cuốn sách là kho tư liệu khổng lồ về lịch sử - văn minh - văn hóa vùng đất Bắc - Trung kỳ Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
------------------
LỜI NGỎ
Trước hết, chúng ta cùng điểm qua một số niên biểu quan trọng về chính sách đối ngoại và chính sách thực dân của Pháp ở Việt Nam để làm rõ hơn bối cảnh khơi nguồn cho tác phẩm Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) của bác sĩ Hocquard năm 1884.
Ngày 20 tháng Mười một năm 1873: Francis Garnier hạ thành Hà Nội, cuộc công thành dẫn đến cái chết của Khâm mạng Bắc kỳ, Tổng thống quân vụ đại thần Nguyễn Tri Phương. Đúng một tháng sau, Francis Garnier bị giết (ngày 21 tháng Mười hai) khi lọt vào ổ phục kích của quân Cờ Đen. Ngày 15 tháng Ba năm 1874: ký Hiệp ước Philastre, tức Hòa ước Giáp Tuất. Hòa ước dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa một bên là Philastre (còn gọi là Hoắc Đạo Sanh) đại diện cho chính quyền thực dân Pháp; một bên là Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường, đại diện cho triều đình Huế. Hòa ước Giáp Tuất công nhận chủ quyền của Pháp tại Nam kỳ lục tỉnh (lãnh thổ đã bị Pháp chiếm đóng, theo điều 5). Ngoài ra, Hòa ước còn công nhận việc tự do theo đạo Thiên Chúa đối với người Việt Nam; quyền tự do đi lại và buôn bán đối với thương nhân Pháp; và lần đầu tiên, mô hình ngoại giao phương Tây được áp dụng tại Việt Nam. Hòa ước không mang lại sự yên bình ở Bắc kỳ và Trung kỳ khi mà nạn cướp bóc và giặc giã vẫn tiếp tục hoành hành; sự bất mãn và chống đối của quan lại, sĩ phu; sự hoạt động mạnh mẽ của quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc lãnh đạo… Tại Pháp, Chính phủ Freycinet quyết định tiến hành cuộc tấn công quân sự do đại tá hải quân Henri Rivière chỉ huy, mục tiêu là chiếm đóng và lập cơ sở của Pháp ở thượng lưu sông Hồng. Ngày 25 tháng Tư năm 1882, Henri Rivière công thành và chiếm được thành Hà Nội, sau đó chiếm thành Nam Định vào tháng Ba năm 1883, Henri Rivière bị giết ngày 19 tháng Năm năm 1883 trong khi truy đuổi quân Cờ Đen. Tại Paris, Chính phủ thứ hai của Jules Férry[1] quyết định tiến hành cuộc bình định, viễn chinh Bắc kỳ bằng một chiến dịch quân sự quy mô trên diện rộng. Ngày 25 tháng Tám năm 1883: ký Hòa ước Quý Mùi đặt chế độ bảo hộ ở Trung kỳ, hay còn gọi Hòa ước Harmand (lấy theo tên của François Jules Harmand - đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa Pháp), công nhận quyền bảo hộ (thuộc địa hóa) của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Ngày 30 tháng Ba năm 1885: Chính phủ Jules Férry sụp đổ vì vụ Lạng Sơn. Quân Pháp thất bại trước quân Thanh trong trận đánh Lạng Sơn (Pháp rút quân đêm 28 tháng Ba năm 1885), tin thất trận được cấp báo về Paris, Chính phủ Jules Férry sụp đổ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ngày 13 tháng Bảy năm 1885, Phụ chánh Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi sĩ phu, văn thân và toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. Tại Việt Nam, Paul Bert có khoảng thời gian ngắn ngủi làm Tổng Trú sứ Bắc Trung kỳ từ tháng Tư đến tháng Mười một năm 1886, ông là “người được ủy thác mọi quyền lực của nước Cộng hòa” và “nắm quyền ra lệnh cho Tư lệnh thủy quân và lục quân, Tư lệnh hạm đội và tất cả các cơ quan của chính quyền bảo hộ”[2].
Có thể thấy khoảng thời gian trước khi ký Hòa ước Harmand (1883) cho đến khi có chức Tổng Trú sứ (1886) là giai đoạn bình định Bắc kỳ của người Pháp trước các lực lượng người Việt, quân Cờ Đen, quân Thanh… Hành trình của vị bác sĩ quân y Hocquard (từ ngày 11 tháng Một năm 1884 - ngày ông rời cảng Toulon, cho đến ngày 19 tháng Tư năm 1886 - ngày trở về Pháp) diễn ra đúng vào thời điểm này. Tổng cộng, ông ở Việt Nam khoảng hai mươi sáu tháng (giữa tháng Hai năm 1884 đến giữa tháng Tư năm 1886).
Ký sự hành trình Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) xuất hiện lần đầu, bằng tiếng Pháp, trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam[3].
Ngay từ bìa sách, tác giả đã định danh mình là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy mà ông chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất có thể trong vai trò người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích.
Hocquard là một bác sĩ quân y, nhà nhiếp ảnh và là người thích phiêu lưu; không được xem là học giả như Gustave Dumoutier nhưng không vì thế tác phẩm của ông thua kém so với Essais sur les Tonkinois (Tiểu luận về dân Bắc kỳ)[4] của người đồng hương. Cùng thời gian đó, một công chức Pháp là Camille Paris phụ trách việc xây dựng đường điện báo nối Nam kỳ và Bắc kỳ công tác tại Huế, những quan sát và ghi chép của ông được xuất bản tại nhà xuất bản Ernest Leroux (Paris, 1889) với nhan đề Voyage d’exploration de Huê en Cochinchine, par la route mandarine (Chuyến thám hiểm từ Huế đến Nam kỳ bằng đường cái quan), bao gồm mười hai ảnh khắc và sáu tấm bản đồ về Việt Nam, thuật lại những điều trải nghiệm từ phía nam thành Huế đến Bình Thuận. Nếu đặt hai tác phẩm của Camille Paris và Hocquard cạnh nhau, chúng ta có một bộ sách giá trị mô tả sống động Việt Nam qua các tỉnh thành từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phan Rang và Bình Thuận. Mỗi người mỗi phương pháp, mỗi điểm nhìn, nhưng qua các tác phẩm của họ độc giả ngày nay có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin quan trọng về đời sống thường nhật của người dân Bắc kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung hồi cuối thế kỷ XIX.
Quay trở lại với Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) và Hocquard, vì là một quân nhân và đam mê viết lách, lại không hề nhắc đến vai trò nhiếp ảnh gia quân sự đo đạc địa hình ở Bắc và Trung kỳ, Hocquard có lẽ muốn đặt mình ra bên lề của quân đội. Ông tham gia chiến dịch quân sự một cách tự nguyện nhưng không tham chiến và chỉ kể về các cuộc hành trình của người bác sĩ cứu thương một cách khách quan nhất có thể.
Hành trình của Hocquard như đã nói, qua tám tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ; từ vùng châu thổ đến các bản làng miền núi, thị trấn đồng bằng; từ các con lộ đến đường mòn, các lối dọc ven sông; từ đồi trọc đến những cánh đồng lúa bát ngát. Là một bác sĩ, quân nhân, ông có điều kiện đi đó đây để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiến...
Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong 225 ảnh trên toàn cuốn sách thì có hơn 40% số lượng ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ... Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhân... Hocquard cũng dành một phần không nhỏ cho các nghi thức tôn giáo và tập tục (đám ma, thờ cúng tổ tiên...), giải trí (trò chơi, âm nhạc...). “Hocquard bộc lộ tài năng nhất và cho thấy trải nghiệm của ông là quý giá nhất chính ở những đoạn mô tả cảnh sinh hoạt đời thương và mô tả những công cụ của nền văn minh vật chất.”[5]
Hocquard là con người hiếu kỳ, vì hiếu kỳ nên ông tự tìm tòi để nâng cao vốn hiểu biết. Vì khao khát hiểu biết và thích quan sát, cộng thêm tài năng của một chuyên gia nhiếp ảnh, Hocquard đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời và độc đáo.
Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) là một tác phẩm lớn, có giá trị sử liệu về con người, xã hội và phong tục Bắc kỳ, và cả Trung kỳ; một trong những công trình quan trọng nhất về văn hóa - lịch sử, về cách vận hành xã hội Việt Nam nói chung vào một thời đoạn. Nhan đề cuốn sách chưa cho thấy hết tầm quan trọng của giá trị nội dung: tìm hiểu/hiểu biết về lịch sử - văn minh - văn hóa vùng đất Bắc - Trung kỳ Việt Nam cuối thế kỷ XIX qua góc nhìn của một chuyên gia nhiếp ảnh nước ngoài - bác sĩ Hocquard, thiếu tá quân y.
Trong quá trình chuyển ngữ, biên tập ấn bản tiếng Việt này, chúng tôi gặp không ít khó khăn khi dịch các chức danh, tra cứu địa danh và nhân danh… Với những địa danh chưa tra cứu được hoặc tồn nghi, chúng tôi sẽ đánh máy theo nguyên bản tiếng Pháp. Dù đã rất cố gắng nhưng những sai sót là điều khó tránh khỏi, rất mong nhận được góp ý của bạn đọc để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sắp tới.
NGUYỄN QUANG DIỆU
[1] Jules Férry (1832-1893), hai lần làm thủ tướng Pháp, lần đầu năm 1880-1881, lần thứ hai năm 1883-1885. Vì chủ trương thôn tính Bắc kỳ, ông được gán cho biệt hiệu “Le Tonkinois”, tức “Người Bắc kỳ”. Jules Férry là một trong những nhân vật chủ chốt biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp.
[2] Claude Gendre, Đề Thám (1846-1913) - Một nghĩa sĩ Việt Nam chống lại chế độ thuộc địa Pháp, Phạm Thị Thủy Triều và Dương Thị Thủy dịch, Omega+ và Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2020, tr. 77.
[3] Năm 1896, lần đầu tiên ảnh chụp được in trực tiếp trên tạp chí L’Illustration (Minh họa). Trước đó, chỉ có thể in tranh khắc, tức phải qua công đoạn trung gian của người thợ khắc, sau đó mới dùng sản phẩm khắc để in lên báo.
[4] Xem Gustave Dumoutier, Tiểu luận về dân Bắc kỳ, Vũ Lưu Xuân dịch, Omega+ và Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2020.
[5] Philippe Papin, trong: Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999, “Introduction”, tr. 20.
Mã hàng | 8935270702427 |
---|---|
Tên Nhà Cung Cấp | Alpha Books |
Tác giả | Charles Édouard Hocquard |
Người Dịch | Thanh Thư |
NXB | NXB Đà Nẵng |
Năm XB | 2020 |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Trọng lượng (gr) | 620 |
Kích Thước Bao Bì | 24 x 16 cm |
Số trang | 604 |
Hình thức | Bìa Cứng |
Sản phẩm bán chạy nhất | Top 100 sản phẩm Lịch Sử - Địa Lý - Tôn Giáo bán chạy của tháng |
Ký sự hành trình Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) xuất hiện lần đầu, bằng tiếng Pháp, trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam.
Ngay từ bìa sách, Charles-Édouard Hocquard đã định danh mình là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy mà ông chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất có thể trong vai trò người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích.
Hành trình của Hocquard qua tám tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ; từ vùng châu thổ đến các bản làng miền núi, thị trấn đồng bằng; từ các con lộ đến đường mòn, các lối dọc ven sông; từ đồi trọc đến những cánh đồng lúa bát ngát. Là một bác sĩ, quân nhân, ông có điều kiện đi đó đây để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiến...
Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong 225 ảnh trên toàn cuốn sách thì có hơn 40% số lượng ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ... Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhân... Hocquard cũng dành một phần không nhỏ cho các nghi thức tôn giáo và tập tục (đám ma, thờ cúng tổ tiên...), giải trí (trò chơi, âm nhạc...).
Hocquard là con người hiếu kỳ, vì hiếu kỳ nên ông tự tìm tòi để nâng cao vốn hiểu biết. Vì khao khát hiểu biết và thích quan sát, cộng thêm tài năng của một chuyên gia nhiếp ảnh, Hocquard đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời và độc đáo.
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ:
Charles-Édouard Hocquard sinh ngày 15 tháng Một năm 1853 tại Saint-Nicolas du Port, tỉnh Meurthe (nay là Meurthe-et-Moselle, Pháp), theo học và lấy bằng tiến sĩ tại viện quân y Val-de-Grâce. Trải qua các công việc tại bệnh viện quân y Lyon, trung đoàn kỵ binh, bộ binh, bệnh viện nhiệt trị Bourbonne-les-Bains, bác sĩ quân y trong chiến dịch Bắc kỳ (Việt Nam)... Ông qua đời tại Lyon (Pháp) vào ngày 11 tháng Một năm 1911.
Một số công trình chính:
Iconographie photographique appliquée à l’ophtalmologie (Hình ảnh ứng dụng trong nhãn khoa, 1881)
Effets du traitement hydro-minéral à Bourbonne-les-Bains (Các hiệu quả của trị liệu bằng nước khoáng tại bệnh viện Bourbonne-les-Bains, 1887)
L’Expédition de Madagascar, journal de campagne (Cuộc viễn chinh Madagascar, ký sự chiến dịch, 1897)
Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ, 1892)
THÔNG TIN THÊM
- Ai phù hợp với tác phẩm này?
Độc giả phổ thông, quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt nói chung và ở Bắc kỳ nói riêng.
- Điểm nổi bật của cuốn sách:
Đây là một trong những cuốn sách có số lượng tranh ảnh lớn nhất về Việt Nam đã từng in, không chỉ đặc sắc về hình ảnh, nội dung cuốn sách là kho tư liệu khổng lồ về lịch sử - văn minh - văn hóa vùng đất Bắc - Trung kỳ Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
------------------
LỜI NGỎ
Trước hết, chúng ta cùng điểm qua một số niên biểu quan trọng về chính sách đối ngoại và chính sách thực dân của Pháp ở Việt Nam để làm rõ hơn bối cảnh khơi nguồn cho tác phẩm Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) của bác sĩ Hocquard năm 1884.
Ngày 20 tháng Mười một năm 1873: Francis Garnier hạ thành Hà Nội, cuộc công thành dẫn đến cái chết của Khâm mạng Bắc kỳ, Tổng thống quân vụ đại thần Nguyễn Tri Phương. Đúng một tháng sau, Francis Garnier bị giết (ngày 21 tháng Mười hai) khi lọt vào ổ phục kích của quân Cờ Đen. Ngày 15 tháng Ba năm 1874: ký Hiệp ước Philastre, tức Hòa ước Giáp Tuất. Hòa ước dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa một bên là Philastre (còn gọi là Hoắc Đạo Sanh) đại diện cho chính quyền thực dân Pháp; một bên là Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường, đại diện cho triều đình Huế. Hòa ước Giáp Tuất công nhận chủ quyền của Pháp tại Nam kỳ lục tỉnh (lãnh thổ đã bị Pháp chiếm đóng, theo điều 5). Ngoài ra, Hòa ước còn công nhận việc tự do theo đạo Thiên Chúa đối với người Việt Nam; quyền tự do đi lại và buôn bán đối với thương nhân Pháp; và lần đầu tiên, mô hình ngoại giao phương Tây được áp dụng tại Việt Nam. Hòa ước không mang lại sự yên bình ở Bắc kỳ và Trung kỳ khi mà nạn cướp bóc và giặc giã vẫn tiếp tục hoành hành; sự bất mãn và chống đối của quan lại, sĩ phu; sự hoạt động mạnh mẽ của quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc lãnh đạo… Tại Pháp, Chính phủ Freycinet quyết định tiến hành cuộc tấn công quân sự do đại tá hải quân Henri Rivière chỉ huy, mục tiêu là chiếm đóng và lập cơ sở của Pháp ở thượng lưu sông Hồng. Ngày 25 tháng Tư năm 1882, Henri Rivière công thành và chiếm được thành Hà Nội, sau đó chiếm thành Nam Định vào tháng Ba năm 1883, Henri Rivière bị giết ngày 19 tháng Năm năm 1883 trong khi truy đuổi quân Cờ Đen. Tại Paris, Chính phủ thứ hai của Jules Férry[1] quyết định tiến hành cuộc bình định, viễn chinh Bắc kỳ bằng một chiến dịch quân sự quy mô trên diện rộng. Ngày 25 tháng Tám năm 1883: ký Hòa ước Quý Mùi đặt chế độ bảo hộ ở Trung kỳ, hay còn gọi Hòa ước Harmand (lấy theo tên của François Jules Harmand - đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa Pháp), công nhận quyền bảo hộ (thuộc địa hóa) của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Ngày 30 tháng Ba năm 1885: Chính phủ Jules Férry sụp đổ vì vụ Lạng Sơn. Quân Pháp thất bại trước quân Thanh trong trận đánh Lạng Sơn (Pháp rút quân đêm 28 tháng Ba năm 1885), tin thất trận được cấp báo về Paris, Chính phủ Jules Férry sụp đổ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ngày 13 tháng Bảy năm 1885, Phụ chánh Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi sĩ phu, văn thân và toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. Tại Việt Nam, Paul Bert có khoảng thời gian ngắn ngủi làm Tổng Trú sứ Bắc Trung kỳ từ tháng Tư đến tháng Mười một năm 1886, ông là “người được ủy thác mọi quyền lực của nước Cộng hòa” và “nắm quyền ra lệnh cho Tư lệnh thủy quân và lục quân, Tư lệnh hạm đội và tất cả các cơ quan của chính quyền bảo hộ”[2].
Có thể thấy khoảng thời gian trước khi ký Hòa ước Harmand (1883) cho đến khi có chức Tổng Trú sứ (1886) là giai đoạn bình định Bắc kỳ của người Pháp trước các lực lượng người Việt, quân Cờ Đen, quân Thanh… Hành trình của vị bác sĩ quân y Hocquard (từ ngày 11 tháng Một năm 1884 - ngày ông rời cảng Toulon, cho đến ngày 19 tháng Tư năm 1886 - ngày trở về Pháp) diễn ra đúng vào thời điểm này. Tổng cộng, ông ở Việt Nam khoảng hai mươi sáu tháng (giữa tháng Hai năm 1884 đến giữa tháng Tư năm 1886).
Ký sự hành trình Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) xuất hiện lần đầu, bằng tiếng Pháp, trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam[3].
Ngay từ bìa sách, tác giả đã định danh mình là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy mà ông chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất có thể trong vai trò người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích.
Hocquard là một bác sĩ quân y, nhà nhiếp ảnh và là người thích phiêu lưu; không được xem là học giả như Gustave Dumoutier nhưng không vì thế tác phẩm của ông thua kém so với Essais sur les Tonkinois (Tiểu luận về dân Bắc kỳ)[4] của người đồng hương. Cùng thời gian đó, một công chức Pháp là Camille Paris phụ trách việc xây dựng đường điện báo nối Nam kỳ và Bắc kỳ công tác tại Huế, những quan sát và ghi chép của ông được xuất bản tại nhà xuất bản Ernest Leroux (Paris, 1889) với nhan đề Voyage d’exploration de Huê en Cochinchine, par la route mandarine (Chuyến thám hiểm từ Huế đến Nam kỳ bằng đường cái quan), bao gồm mười hai ảnh khắc và sáu tấm bản đồ về Việt Nam, thuật lại những điều trải nghiệm từ phía nam thành Huế đến Bình Thuận. Nếu đặt hai tác phẩm của Camille Paris và Hocquard cạnh nhau, chúng ta có một bộ sách giá trị mô tả sống động Việt Nam qua các tỉnh thành từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phan Rang và Bình Thuận. Mỗi người mỗi phương pháp, mỗi điểm nhìn, nhưng qua các tác phẩm của họ độc giả ngày nay có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin quan trọng về đời sống thường nhật của người dân Bắc kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung hồi cuối thế kỷ XIX.
Quay trở lại với Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) và Hocquard, vì là một quân nhân và đam mê viết lách, lại không hề nhắc đến vai trò nhiếp ảnh gia quân sự đo đạc địa hình ở Bắc và Trung kỳ, Hocquard có lẽ muốn đặt mình ra bên lề của quân đội. Ông tham gia chiến dịch quân sự một cách tự nguyện nhưng không tham chiến và chỉ kể về các cuộc hành trình của người bác sĩ cứu thương một cách khách quan nhất có thể.
Hành trình của Hocquard như đã nói, qua tám tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ; từ vùng châu thổ đến các bản làng miền núi, thị trấn đồng bằng; từ các con lộ đến đường mòn, các lối dọc ven sông; từ đồi trọc đến những cánh đồng lúa bát ngát. Là một bác sĩ, quân nhân, ông có điều kiện đi đó đây để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiến...
Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong 225 ảnh trên toàn cuốn sách thì có hơn 40% số lượng ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ... Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhân... Hocquard cũng dành một phần không nhỏ cho các nghi thức tôn giáo và tập tục (đám ma, thờ cúng tổ tiên...), giải trí (trò chơi, âm nhạc...). “Hocquard bộc lộ tài năng nhất và cho thấy trải nghiệm của ông là quý giá nhất chính ở những đoạn mô tả cảnh sinh hoạt đời thương và mô tả những công cụ của nền văn minh vật chất.”[5]
Hocquard là con người hiếu kỳ, vì hiếu kỳ nên ông tự tìm tòi để nâng cao vốn hiểu biết. Vì khao khát hiểu biết và thích quan sát, cộng thêm tài năng của một chuyên gia nhiếp ảnh, Hocquard đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời và độc đáo.
Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) là một tác phẩm lớn, có giá trị sử liệu về con người, xã hội và phong tục Bắc kỳ, và cả Trung kỳ; một trong những công trình quan trọng nhất về văn hóa - lịch sử, về cách vận hành xã hội Việt Nam nói chung vào một thời đoạn. Nhan đề cuốn sách chưa cho thấy hết tầm quan trọng của giá trị nội dung: tìm hiểu/hiểu biết về lịch sử - văn minh - văn hóa vùng đất Bắc - Trung kỳ Việt Nam cuối thế kỷ XIX qua góc nhìn của một chuyên gia nhiếp ảnh nước ngoài - bác sĩ Hocquard, thiếu tá quân y.
Trong quá trình chuyển ngữ, biên tập ấn bản tiếng Việt này, chúng tôi gặp không ít khó khăn khi dịch các chức danh, tra cứu địa danh và nhân danh… Với những địa danh chưa tra cứu được hoặc tồn nghi, chúng tôi sẽ đánh máy theo nguyên bản tiếng Pháp. Dù đã rất cố gắng nhưng những sai sót là điều khó tránh khỏi, rất mong nhận được góp ý của bạn đọc để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sắp tới.
NGUYỄN QUANG DIỆU
[1] Jules Férry (1832-1893), hai lần làm thủ tướng Pháp, lần đầu năm 1880-1881, lần thứ hai năm 1883-1885. Vì chủ trương thôn tính Bắc kỳ, ông được gán cho biệt hiệu “Le Tonkinois”, tức “Người Bắc kỳ”. Jules Férry là một trong những nhân vật chủ chốt biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp.
[2] Claude Gendre, Đề Thám (1846-1913) - Một nghĩa sĩ Việt Nam chống lại chế độ thuộc địa Pháp, Phạm Thị Thủy Triều và Dương Thị Thủy dịch, Omega+ và Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2020, tr. 77.
[3] Năm 1896, lần đầu tiên ảnh chụp được in trực tiếp trên tạp chí L’Illustration (Minh họa). Trước đó, chỉ có thể in tranh khắc, tức phải qua công đoạn trung gian của người thợ khắc, sau đó mới dùng sản phẩm khắc để in lên báo.
[4] Xem Gustave Dumoutier, Tiểu luận về dân Bắc kỳ, Vũ Lưu Xuân dịch, Omega+ và Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2020.
[5] Philippe Papin, trong: Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999, “Introduction”, tr. 20.
Rút Gọn