Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố - Tập 3 (Bìa Mềm) - TBL1 - PhuongNam - 395000đ
Hoàn Tiền 100%
Trường hợp hàng giáĐược kiểm tra hàng
Mở hộp khi nhận hàngĐổi trả hàng miễn phí
Trong 30 ngày sau khi nhận- Thông tin sản phẩm
Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố (Tập 3) - Bìa Mềm
Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố (Tập 3) là ấn phẩm cuối trong series Sài Gòn chuyện đời của phố, cũng là những câu chuyện về Sài Gòn với phong cách điềm đạm, nhẹ nhàng, cẩn trọng như hai tập sách trước, nhưng với mỗi câu chuyện trong Sài Gòn chuyện đời của phố 3, tác giả Phạm Công Luận vẫn mang lại sự mới mẻ và cảm giác hứng thú riêng cho người đọc bằng những tư liệu quý, sinh động, cách thể hiện mềm mại, có tính hệ thống, suốt hơn 330 trang sách.
Mạch ngầm xuyên suốt mà người đọc dễ dàng nhận ra thông qua Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố (Tập 3) vẫn là một Sài Gòn phồn hoa, rộng mở đón nhận thành phần, không phân biệt xuất thân, gốc gác. Những đặc điểm đó khúc xạ qua lăng kính và sự nhìn nhận riêng của những nhân chứng từng là người ở các tỉnh lân cận đến thành phố này. Theo tác giả: "Những người di dân đến Sài Gòn luôn phát hiện những điều thú vị mà những người sống ở đô thị này từ nhỏ đến lớn cũng không nhận ra được".
Những câu chuyện trong Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố (Tập 3) , nói như cách của tác giả Phạm Công Luận là "những câu chuyện "trên bờ"của dòng lịch sử", nhưng chúng giúp cho người đọc hình dung rõ và sinh động hơn một dòng chảy lịch sử một Sài Gòn đã trôi qua. Ký ức đô thị này may mắn được truyền giữ theo cách riêng cùng với sự ra đời của cuốn sách này. Nếu đô thị không có ký ức, theo tác giả “cũng như một con người không nhớ gì về nơi mình sinh ra, lớn lên và cách mình trưởng thành ra sao. Nếu vậy, sẽ không biết cách đánh giá đúng các giá trị để chọn lọc, giữ gìn và truyền lưu".
Trích đoạn
Sài Gòn qua góc nhìn của người ở xa:
Đó là một Sài Gòn sang trọng, hoa lệ trong lời kể của chàng thanh niên Lý Thân – cậu ấm trong một gia đình ở Lái Thiêu (Bình Dương), thông qua chuyến lang thang khám phá của mình trên đường phố Sài Gòn trước 1954. Sài Gòn trong mắt người miền Trung cách nay hơn bảy mươi nămtrước là:“... nhà cửa phố xá đông nghẹt, có nhà lầu cao ba tầng, có đường đi rộng rãi ba thước, trên bộ xe hơi chạy boong boong, dưới nước tàu thủy chạy vù vù, tối về đèn điện thắpsáng choang như ban ngày, ông Tây bà đầm ôm nhau đăng-xê coi vui mắt quá chừng! Thật là văn minh quá sức tưởng tượng của dân An nam ta...”. Có thể đó là những ngộ nhận từ sự thật được tô vẽ thêm, nhưng qua những trang sách, Sài Gòn còn là nơi những người nghèo chí thú làm ăn và giỏi tích cóp như “chú Chệc bán đậu phộng rang”, “cánh xe ôm uống cà phê vợt đọc nhật trình” hay cư dân góc xóm Đa Kao…Không giàu có nhưng có thể tồn tại an nhiên và phong lưu, giữ bản sắc, nguồn gốc của mình. Ngay cả ở người giàu sụ, tiêu tiền như nước cũng có tác phong giản dị đến bất ngờ như trong bài “Người trong này họ như thế”. Sài Gòn qua câu chuyện của người con dâu trong một gia đình cư dân lâu đời ở Bà Chiểu chuẩn bị đón Tết tái hiện đời sống người Sài Gòn – Gia Định hồn hậu, nhân ái, trọng nghĩa. Sài Gòn trong sinh hoạt những ngày trước Tết của gia đình gốc người Hà Nội đến sống ở cổng xe lửa số 7,quận Phú Nhuận với sự tinh tế, nhẹ nhàng, thoảng hương hoa thủy tiên trong nỗi nhớ quê xưa rưng rưng ký ức. Góc nhìn của họa sĩ ký họa kiêm phóng viên Mỹ Dick Adair về những bức tranh ghi chép mọi mặt đời sống nơi đây, ghi nhận tinh tế đến chi tiết người Sài Gòn “giặt đồ, nghe radio và mùi nước mắm đang xào nấu trên bếp”, trong khi bên kia sông máy bay đang nã đạn và kết luận rằng:“sự hòa nhập vào đời sống Sài Gòn mới là câu chuyện thú vị hơn mọi kế hoạch đã trù tính”.