CHIẾC LEXUS & CÂY ÔLIU - mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa

Người đăng: Thành Trung | 11/05/2023

Hẳn khi nghe tới tựa đề "Chiếc Lexus & Cây Ôliu", bạn đã tự đặt câu hỏi về câu chuyện kinh tế mà Thomas L. Friedman muốn kể về một cây ôliu và một chiếc xe Lexus, liệu có phải một cây ôliu có thể được bán với giá một chiếc xe Lexus? Đương nhiên là không. Tôi không nghĩ Friedman có thời gian đủ để dành cho một ý tưởng điên rồ như vậy. Thực tế là ông ta đang cố gắng biểu tượng hóa vấn đề thông qua hai yếu tố này: cây ôliu biểu thị cho bản sắc văn hóa và tinh thần con người, trong khi chiếc Lexus đại diện cho nhu cầu vật chất ngày càng lớn trong xã hội.

Cuộc chiến không có hồi kết giữa các phe và các bên xung đột lợi ích văn hóa, kinh tế được miêu tả một cách hài hước qua những câu chuyện thực tế đặc trưng. Trong suốt lịch sử nhân loại, Friedman đã cho chúng ta thấy nhiều ví dụ cụ thể về mâu thuẫn luôn hiện diện trong quá trình Toàn cầu hóa - sự không đồng thuận từ phía người bản địa, mong muốn duy trì bản sắc riêng trước nỗ lực Toàn cầu hóa từ các tập đoàn công nghiệp khổng lồ. Điều này tương tự như cuộc tranh chấp giữa Beirut và Jerusalem về việc ai là chủ sở hữu cây ôliu, hoặc như cách chủ xưởng sản xuất Lexus phải đấu tranh để vượt qua các đối thủ cạnh tranh khác và thuyết phục người mua lựa chọn Lexus. Tuy nhiên, như đã đề cập, cuộc chiến sẽ có một tông màu khác khi cây ôliu và xe Lexus đồng loạt hiện diện.

Đặt sách tại đây

Thảo luận về chủ đề này