Minh đạo nhân sinh 148k - First News
Hoàn Tiền 100%
Trường hợp hàng giáĐược kiểm tra hàng
Mở hộp khi nhận hàngĐổi trả hàng miễn phí
Trong 30 ngày sau khi nhận- Thông tin sản phẩm
Mã hàng | 8935086851913 |
---|---|
Tên Nhà Cung Cấp | FIRST NEWS |
Tác giả | Michael Puett, Christine Gross Loh |
Người Dịch | Bùi Trần Ca Dao |
NXB | NXB Tổng Hợp TPHCM |
Năm XB | 2020 |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Trọng lượng (gr) | 250 |
Kích Thước Bao Bì | 20.5 x 14.5 cm |
Số trang | 240 |
Hình thức | Bìa Mềm |
Sản phẩm bán chạy nhất | Top 100 sản phẩm Triết Học- Lý Luận Chính Trị bán chạy của tháng |
Michael Puett là giáo sư môn Lịch sử Trung Quốc, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Tôn giáo ở Đại học Harvard. Tại Harvard, các lớp học của GS. Michael Puett được nhiều sinh viên yêu thích theo học đứng thứ ba toàn trường, chỉ sau Kinh tế học và Khoa học Máy tính. Điều đó chứng minh tư tưởng triết học phương Đông cổ đại không chỉ không khó tiếp cận, mà còn thu hút đông đảo giới trẻ, kể cả những người quan tâm đến triết học hiện đại.
Trước khi có những bài giảng của GS. Michael Puett và cuốn sách “Minh đạo nhân sinh”, nhiều người phương Tây nghĩ rằng triết học Phương Đông cổ đại là điều gì đó rất “cũ kỹ” và xa rời hiện thực. Họ cho rằng những triết lý phương Đông nói chung đặt niềm tin vào một kiểu trật tự cố định trong đời sống và con người phải sống theo “mệnh” của mình, hoặc đơn giản hơn là …bỏ đi tất cả, quay về với lối sống gần gũi với thiên nhiên.
Nhưng sự thật là các triết gia Trung Quốc nhìn thế giới theo một cách rất khác: Họ cho rằng thế giới là một chuỗi vô tận những cuộc gặp gỡ phân mảnh, lộn xộn. Và thế giới quan này bắt nguồn từ quan niệm cho rằng tất cả các khía cạnh của đời sống con người đều bị chi phối bởi cảm xúc, bao gồm tất cả những tương tác vô tận giữa người với người đang diễn ra.
Trong cuốn sách “Minh đạo nhân sinh”, GS. Michael Puett đã hệ thống, giảng giải những triết lý của các triết gia Phương Đông dễ hiểu một cách đáng kinh ngạc. Michael Puett chỉ ra rằng, từ 2.000 năm trước, các triết gia Trung Hoa cổ đại như Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Quản Tử … đã có những phát kiến tuyệt vời về việc phát triển con người và thay đổi xã hội một cách hài hòa, tích cực.
Khác với những hiểu lầm về quan điểm “thuận theo tự nhiên” hoặc các quan điểm ủy mị hoài tưởng về các xã hội cũ, tư tưởng cấp tiến của những triết gia phương Đông thể hiện ở quan điểm sự biến đổi tích cực không đến từ việc tìm kiếm một con người “thật sự” - vốn có sẵn mà đến từ việc tạo ra các điều kiện mới. Trong đó, trọng tâm trong tư tưởng của Khổng Tử và nhiều nhà triết học cổ đại là mối quan hệ tốt không chỉ đến từ sự chân thành bên trong, mà còn đến từ những “nghi thức” chúng ta thực hiện trong đó. Vì vậy, việc tu dưỡng đạo đức, tự rèn luyện bản thân là tối quan trọng. Hay nói cách khác, không có lối mòn nào là đúng đắn để chúng ta đi theo ngay từ đầu mà chỉ có quá trình tu dưỡng để trở nên tốt hơn phù hợp với từng giai đoạn và thời điểm.
Ngoài việc chọn lọc và đúc kết một cách khúc triết những quan điểm hay nhất, triết học phương Đông cổ đại “Minh đạo nhân sinh” còn là một tài liệu đáng để tham khảo với những ai đang tìm hiểu cổ học tinh hoa. Trong cuốn sách này, những điểm tương đồng, thậm chí khác biệt của các triết gia như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử… được GS. Michael Puett đưa ra phân tích, so sánh.
“Minh đạo nhân sinh” ra mắt vào năm 2016, kể từ đó cuốn sách luôn lọt top bán chạy trong dòng sách của mình. Cuốn sách đạt danh hiệu “International Best-seller” (sách bán chạy quốc tế) và lọt vào danh sách bán chạy nhất mà tờ The New York Times và Sunday Times bình chọn.
Về tác giả
Michael Puett là giáo sư môn Lịch sử Trung Quốc của khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Tôn giáo ở trường Đại học Harvard. Ông đã được trao tặng giải thưởng Harvard College Professorship vì đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giảng dạy đại học và là một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.
Còn Christine Gross-Loh là một phóng viên và nhà văn. Cô tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành lịch sử Đông Á tại trường Đại học Harvard. Tác phẩm của cô được đăng trên các báo The Wall Street Journal, The Atlantic và The Guardian.
Mã hàng | 8935086851913 |
---|---|
Tên Nhà Cung Cấp | FIRST NEWS |
Tác giả | Michael Puett, Christine Gross Loh |
Người Dịch | Bùi Trần Ca Dao |
NXB | NXB Tổng Hợp TPHCM |
Năm XB | 2020 |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Trọng lượng (gr) | 250 |
Kích Thước Bao Bì | 20.5 x 14.5 cm |
Số trang | 240 |
Hình thức | Bìa Mềm |
Sản phẩm bán chạy nhất | Top 100 sản phẩm Triết Học- Lý Luận Chính Trị bán chạy của tháng |
Michael Puett là giáo sư môn Lịch sử Trung Quốc, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Tôn giáo ở Đại học Harvard. Tại Harvard, các lớp học của GS. Michael Puett được nhiều sinh viên yêu thích theo học đứng thứ ba toàn trường, chỉ sau Kinh tế học và Khoa học Máy tính. Điều đó chứng minh tư tưởng triết học phương Đông cổ đại không chỉ không khó tiếp cận, mà còn thu hút đông đảo giới trẻ, kể cả những người quan tâm đến triết học hiện đại.
Trước khi có những bài giảng của GS. Michael Puett và cuốn sách “Minh đạo nhân sinh”, nhiều người phương Tây nghĩ rằng triết học Phương Đông cổ đại là điều gì đó rất “cũ kỹ” và xa rời hiện thực. Họ cho rằng những triết lý phương Đông nói chung đặt niềm tin vào một kiểu trật tự cố định trong đời sống và con người phải sống theo “mệnh” của mình, hoặc đơn giản hơn là …bỏ đi tất cả, quay về với lối sống gần gũi với thiên nhiên.
Nhưng sự thật là các triết gia Trung Quốc nhìn thế giới theo một cách rất khác: Họ cho rằng thế giới là một chuỗi vô tận những cuộc gặp gỡ phân mảnh, lộn xộn. Và thế giới quan này bắt nguồn từ quan niệm cho rằng tất cả các khía cạnh của đời sống con người đều bị chi phối bởi cảm xúc, bao gồm tất cả những tương tác vô tận giữa người với người đang diễn ra.
Trong cuốn sách “Minh đạo nhân sinh”, GS. Michael Puett đã hệ thống, giảng giải những triết lý của các triết gia Phương Đông dễ hiểu một cách đáng kinh ngạc. Michael Puett chỉ ra rằng, từ 2.000 năm trước, các triết gia Trung Hoa cổ đại như Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Quản Tử … đã có những phát kiến tuyệt vời về việc phát triển con người và thay đổi xã hội một cách hài hòa, tích cực.
Khác với những hiểu lầm về quan điểm “thuận theo tự nhiên” hoặc các quan điểm ủy mị hoài tưởng về các xã hội cũ, tư tưởng cấp tiến của những triết gia phương Đông thể hiện ở quan điểm sự biến đổi tích cực không đến từ việc tìm kiếm một con người “thật sự” - vốn có sẵn mà đến từ việc tạo ra các điều kiện mới. Trong đó, trọng tâm trong tư tưởng của Khổng Tử và nhiều nhà triết học cổ đại là mối quan hệ tốt không chỉ đến từ sự chân thành bên trong, mà còn đến từ những “nghi thức” chúng ta thực hiện trong đó. Vì vậy, việc tu dưỡng đạo đức, tự rèn luyện bản thân là tối quan trọng. Hay nói cách khác, không có lối mòn nào là đúng đắn để chúng ta đi theo ngay từ đầu mà chỉ có quá trình tu dưỡng để trở nên tốt hơn phù hợp với từng giai đoạn và thời điểm.
Ngoài việc chọn lọc và đúc kết một cách khúc triết những quan điểm hay nhất, triết học phương Đông cổ đại “Minh đạo nhân sinh” còn là một tài liệu đáng để tham khảo với những ai đang tìm hiểu cổ học tinh hoa. Trong cuốn sách này, những điểm tương đồng, thậm chí khác biệt của các triết gia như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử… được GS. Michael Puett đưa ra phân tích, so sánh.
“Minh đạo nhân sinh” ra mắt vào năm 2016, kể từ đó cuốn sách luôn lọt top bán chạy trong dòng sách của mình. Cuốn sách đạt danh hiệu “International Best-seller” (sách bán chạy quốc tế) và lọt vào danh sách bán chạy nhất mà tờ The New York Times và Sunday Times bình chọn.
Về tác giả
Michael Puett là giáo sư môn Lịch sử Trung Quốc của khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Tôn giáo ở trường Đại học Harvard. Ông đã được trao tặng giải thưởng Harvard College Professorship vì đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giảng dạy đại học và là một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.
Còn Christine Gross-Loh là một phóng viên và nhà văn. Cô tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành lịch sử Đông Á tại trường Đại học Harvard. Tác phẩm của cô được đăng trên các báo The Wall Street Journal, The Atlantic và The Guardian.